Bánh chưng ("chưng" trong "chưng cất", nghĩa là hấp nước, nhưng thực tế bánh được nấu bằng cách luộc) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông với đất trời. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch).
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh tét miền Nam, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho nam và nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam[1]. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng đây là dạng nguyên thủy của bánh chưng. Nhưng thuyết này của ông sai vì ông không nhớ quan niệm "trời tròn, đất vuông", bánh dày là tròn thì phải đi với một cặp là bánh chưng vuông. Điều này cũng liên quan tới một câu thành ngữ khác là "mẹ tròn con vuông". Hơn nữa ai cũng biết làm bánh hay nhào nặn thứ gì đó thành hình tròn thì dễ nhưng tạo thành khối vuông thì khó. Không có ai cải tiến từ thứ dễ sang thứ khó mà không có lí do cụ thể hay dựa trên một sự trao đổi văn hóa nào. Theo thuyết của ông là vốn từ đầu bánh chưng có dạng như bánh tét thì sau đó lại vô duyên vô cớ chuyển thành dạng hình vuông? Và dựa trên lí dó gì? Và tại sao lại được chấp nhận rộng rãi trong dân gian? Trong khi nếu ngay từ đầu bánh chưng có dạng hình vuông, việc có thêm một dạng khác như bánh tét lại có nhiều câu trả lời thỏa đáng như: Giao lưu văn hóa giữa người Kinh và người Tày (bánh tày), hoặc là do dạng bánh tét dễ vận chuyển và mang theo hơn vào thời điểm khai hoang hoặc chinh chiến,...
Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.
Khi sêu tết nhau tặng bánh chưng thì người Việt có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái l